Nhà Ở Xã Hội Là Gì

nha o xa hoi happy home vingroup

Đất chật người đông, giá bất động sản ngày càng tăng chóng mặt tại các thành phố lớn. Đó là lý do khiến người lao động có thu nhập thấp (hoặc các đối tượng chính sách) “không dám nghĩ” đến việc mua nhà cho riêng mình, thậm chí là thuê nhà có chất lượng sống đảm bảo. Nhà ở xã hội chính là giải pháp để nhà nước thực hiện an sinh xã hội: giúp các đối tượng chính sách, người có công và người dân có thu nhập thấp có nơi lưu trú chất lượng, cải thiện đời sống.

nhà ở xã hội là gì
Nhà ở xã hội – Ảnh minh họa

NHƯ THẾ NÀO LÀ NHÀ Ở XÃ HỘI

Hiện nay, nhiều người quan tâm nhà ở xã hội nhưng chưa thực sự hiểu về bản chất của nhà ở xã hội ở Việt Nam. Hàng loạt các câu hỏi được bạn đọc đặt ra như: nhà ở xã hội là gì? Đặc điểm của nhà ở xã hội là gì? Ai được mua nhà ở xã hội?… Hãy cùng bất động sản Thehouse tìm hiểu ở bài viết này nhé:

Nhà ở xã hội khác với căn hộ chung cư thương mại là niên hạn sử dụng. Nhà ở xã hội chỉ được xử dụng trong thời gian 50 năm, còn chung cư thương mại sở hữu lâu dài, đối tượng mua nhà ở xã hội cũng khác so với nhà ở thương mại.

Nhà Ở Xã Hội Là Gì

Theo khoản 7 Điều 1 Luật Nhà Ở Việt Nam năm 2014, có định nghĩa:

Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở 2014.

(Nguồn trích dẫn: tại đây)

Theo đó, có thể hiểu nôm na về nhà ở xã hội như sau:

Nhà ở xã hội (Viết tắt là NOXH) là các dự án nhà ở được các cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức/ doanh nghiệp tư nhân (vẫn có sự hỗ trợ của nhà nước) đầu tư xây dựng và quản lý. Và mục đích của các dự án nhà ở này là để cung cấp nhà ở giá rẻ dành cho các đối tượng thuộc chính sách ưu tiên trong xã hội (như người làm công chức nhà nước, người dân có thu nhập thấp, người có công với cách mạng,…) mà chưa mua (hoặc thuê) được nhà ở có chất lượng đảm bảo.

Hay nói cách khác, loại hình nhà ở xã hội được đưa ra thị trường với mục đích mang cơ hội sở hữu nhà ở có chất lượng đảm bảo nhưng có mức giá bán thấp hơn thị trường nhà ở thương mại đến một số đối tượng thuộc diện chính sách được luật nhà ở Việt Nam quy định. Đặc biệt là các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, không có khả năng tự mua nhà ở thương mại.

Xem thêm: nhà ở xã hội Happy Home của Vinhomes

Đặc Điểm Của Nhà Ở Xã Hội Việt Nam

Một số đặc điểm của nhà ở xã hội:

  • Nhà ở xã hội có 2 loại hình thông thường: nhà chung cư hoặc nhà liền kề thấp tầng;
  • Diện tích nhà ở xã hội là chung cư được quy định nằm trong khoảng 25 – 70 m²/sàn. Có thể tùy theo hoàn cảnh của từng địa phương mà UBND cấp tỉnh có thể tăng thêm diện tích nhà ở xã hội nhưng không được vượt quá 77m²/sàn và và không được tăng thêm quá 10% tổng số các căn hộ thuộc diện nhà ở xã hội trong một dự án. Nếu nhà ở xã hội là nhà ở  liền kế thấp tầng thì diện tích nhà ở liền kề này không được vượt quá 70m2.
  • Dự án nhà ở xã hội phải được đảm bảo các tiêu chuẩn về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy định từng loại đô thị.
  • Việc mua bán chuyển nhượng nhà ở xã hội hợp pháp chỉ được thực hiện tối thiểu sau 5 năm, kể từ ngày chủ sở hữu thanh toán toàn bộ tiền sở hữu nhà ở xã hội.

Ai Xây Nhà Ở Xã Hội

Ở Việt Nam, chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hộicơ quan nhà nước hoặc các doanh nghiệp tư nhân, có thể chia thành 3 hình thức đầu tư như sau:

  • Loại 1: NOXH do nhà nước đầu tư xây dựng với mục đích là nhà ở xã hội;
  • Loại 2: NOXH do doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây dựng rồi bán lại cho quỹ nhà ở xã hội, được nhà nước hỗ trợ các khoản gia tăng như: tiền sử dụng đất, thuế VAT, thuế đất,…
  • Loại 3: NOXH bản chất vẫn là nhà ở thương mại, nằm trong các đại đô thị nhà ở thương mại, nhưng bắt buộc phải bán lại 5% trên tổng số căn để cho vào quỹ nhà ở xã hội của địa phương theo quy định của pháp luật.

AI ĐƯỢC MUA NHÀ Ở XÃ HỘI

Để được ưu tiên mua hoặc thuê nhà ở xã hội, người mua nhà phải thỏa cả 2 yếu tố:

  1. đối tượng được thuê/ mua NOXH, được quy định trong luật nhà ở;
  2. phải đáp ứng đủ các điều kiện được mua nhà ở xã hội do luật nhà ở quy định.

Cụ thể là:

1. Đối Tượng Nhà Ở Xã Hội:

Các đối tượng chính sách xã hội thuộc diện ưu tiên thuê/mua nhà ở xã hội được pháp luật Việt Nam quy định cụ thể trong điều 49 – Luật nhà ở 2014.

Theo đó, có 09 đối tượng cụ thể như sau:

  1. Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
  2. Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;
  3. Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;

  4. Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;

  5. Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;

  6. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;

  7. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

  8. Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định.

  9. Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

2. Điều Kiện Nhà Ở Xã Hội:

Người mua nhà nếu thuộc một trong 09 đối tượng chính sách được mua nhà ở xã hội ở trên, vẫn phải cần có đủ các điều kiện bắt buộc dưới đây:

– Điều kiện về nhà ở:

  • Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình.
  • Chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức ở nơi sinh sống, học tập. ( Hoặc đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực).

– Điều kiện về cư trú:

  • Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội;
  • Trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội.

– Điều kiện về thu nhập:

Phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên đối với các đối tượng sau:

  • Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
  • Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

( Lưu ý: Không yêu cầu đáp ứng điều kiện về thu nhập đối với các đối tượng sau:

  • Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
  • Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ mà không thuộc diện bị thu hồi nhà ở do có hành vi vi phạm quy định của pháp luật và chưa có nhà ở tại nơi sinh sống sau khi trả lại nhà công vụ;
  • Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.)

Nguồn tham khảo:

  1. https://moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?itemid=30345
  2. https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_%E1%BB%9F_x%C3%A3_h%E1%BB%99i

 

5/5 - (1 bình chọn)